Khám phá cung đường lên Đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng gặp “tiên ông” Đế Thích

Đỉnh Bàn Cờ là một trong những biểu tượng du lịch của Đà Nẵng – nơi thu hút hàng nghìn du khách ghé thăm mỗi tháng. Trong bài viết này, hãy cùng Sun World khám phá 2 cung đường lên Đỉnh Bàn Cờ và một số lưu ý khi di chuyển đến Đỉnh Bàn Cờ! 

Gợi ý 2 cung đường lên Đỉnh Bàn Cờ

Có 2 cung đường từ trung tâm thành phố lên Đỉnh Bàn Cờ, bao gồm cung đường từ cầu Thuận Phước hoặc cung đường từ bờ biển Hoàng Sa.

Cung đường từ cầu Thuận Phước

Cung đường từ cầu Thuận Phước lên Đỉnh Bàn Cờ dài khoảng 14.4km, dự kiến mất khoảng 26 – 30 phút di chuyển. Theo tuyến này, bạn sẽ di chuyển như sau:

  • Đường dẫn đến bán đảo Sơn Trà: Cầu Thuận Phước → Lê Đức Thọ → rẽ trái vào đường Yết Kiêu → Doanh trại Quân đội Nhân dân vùng 3 Hải Quân → chân bán đảo Sơn Trà.
  • Đường dẫn từ chân bán đảo lên Đỉnh Bàn Cờ: Chân bán đảo Sơn Trà → rẽ trái ở ngã ba → chạy thẳng → điểm gửi xe ở bên tay trái → đi bộ theo hướng Đài Vọng Cảnh → Đỉnh Bàn Cờ.

Cung đường cầu Thuận Phước được nhiều du khách lựa chọn vì đường được trải nhựa bằng phẳng và an toàn. Trên đường lên Đỉnh Bàn Cờ theo hướng cầu Thuận Phước, bạn có thể ghé thăm Sơn Trà Tịnh Viên.

Lưu ý: Đường lên Đỉnh Bàn Cờ theo hướng cầu Thuận Phước từ đoạn Yết Kiêu đến Doanh trại Quân đội Nhân dân cũng là tuyến đường dẫn đến Cảng Tiên Sa nên có khá nhiều xe container, du khách cần tập trung quan sát khi lái xe.  

Quãng đường lên Đỉnh Bàn Cờ trên Google Map
Quãng đường từ cầu Thuận Phước đến Đỉnh Bàn Cờ khoảng 14,4km (Nguồn: Internet)
Cầu Thuận Phước
Xuất phát từ Cầu Thuận Phước Đà Nẵng đi dọc theo đường Yết Kiêu để đến khu vực chân núi Sơn Trà (Nguồn: Internet)
Từ Lê Đức Thọ rẽ trái qua Yết Kiêu
Đường Lê Đức Thọ là đường trải nhựa, bằng phẳng dễ đi (Nguồn: Internet)
Sơn Trà Tinh Viên trên đường lên đỉnh bàn cờ
Trên tuyến đường này, bạn có thể ghé thăm Sơn Trà Tịnh Viên (Nguồn: Internet)

Cung đường từ bờ biển Hoàng Sa

Cung đường từ bờ biển Hoàng Sa lên Đỉnh Bàn Cờ dài khoảng 15km và thời gian di chuyển bằng xe máy dự tính mất khoảng 30 phút:

  • Đường dẫn đến bán đảo Sơn Trà: Đường Võ Nguyên Giáp → đường Hoàng Sa → chân bán đảo Sơn Trà.
  • Đường dẫn từ chân bán đảo lên Đỉnh Bàn Cờ: Chân bán đảo Sơn Trà → rẽ trái ở ngã ba → chạy thẳng → điểm gửi xe ở bên tay trái → đi bộ theo hướng Đài Vọng Cảnh → Đỉnh Bàn Cờ.

Trên đường đi, du khách sẽ gặp lần lượt các địa điểm nổi tiếng như: Hồ xanh Đà Nẵng, Bãi Cháy, Bảo Tàng Đồng Đình, Bãi Cát Vàng, Chùa Linh Ứng, Bãi Xếp, Khu du lịch Sinh thái Suối Rạng, Bãi Nam, Bãi Đá, Bãi Đa, Mũi Súng, Đỉnh Bãi Bắc, Đảo Khỉ, Hàng Rào Đá, Ghềnh Bàng.

Lưu ý: Đường Hoàng Sa là đường đèo nên du khách cần chú ý quan sát và chạy xe với tốc độ phù hợp. 

Đường lên đỉnh bàn cờ đi qua đường Hoàng Sa
Đường Hoàng Sa là cung đường dọc biển nối liền với đường Võ Nguyên Giáp (Nguồn: Internet)
Đường đèo lên đỉnh bàn cờ
Đường Hoàng Sa là đường đèo nên cần chú ý quan sát khi lái xe (Nguồn: Internet)
Hồ Xanh dọc đường Hoàng Sa
Chạy dọc theo đường Hoàng Sa, bạn sẽ gặp Hồ Xanh Đà Nẵng (Nguồn: Internet)
Bãi đá Đà Nẵng nằm trên đường Hoàng Sa
Bãi đá Đà Nẵng cũng nằm trên trục đường Hoàng Sa (Nguồn: Internet)
Đường Hoàng Sa dẫn qua chùa Linh Ứng
Đường Hoàng Sa cũng dẫn qua chùa Linh Ứng Bãi Bụt (Nguồn: Internet)

Đường lên Đỉnh Bàn Cờ có gì đặc biệt?

Không chỉ là cung đường trải nhựa thông thường, đường lên Đỉnh Bàn Cờ còn hấp dẫn du khách với cảnh quan ấn tượng và nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.

Vô vàn những con dốc cao thử thách người cầm lái

Đường lên Đỉnh Bàn Cờ, đoạn bắt đầu từ chân núi Sơn Trà thử thách người cấm lái với những khúc cua “tay áo” và nhiều đoạn dốc cao lần lượt từ 10%, 14% và đỉnh điểm là 18%. Độ dốc của cung đường này khiến người ta liên tưởng đến dốc Nhà Bò ở Đà Lạt, dốc Hàng Phèn ở Hà Nội hay dốc Thẩm Mã ở Hà Giang. Những con dốc trên đường lên Đỉnh Bàn Cờ không chỉ cao mà còn nhỏ, hẹp và cong, đòi hỏi du khách phải có tay lái vững để phanh – ga linh hoạt.

Dốc 18% trên đỉnh bàn cờ
Đường lên Đỉnh Bàn Cờ có con dốc lên đến 18% (Nguồn: Internet)
Đường lên đỉnh bàn cờ đẹp nhưng nguy hiểm
Đường lên Đỉnh Bàn Cờ rất đẹp nhưng cũng khá nguy hiểm (Nguồn: Internet)
Khúc cua tay áo trên đường lên đỉnh bàn cờ
Những khúc cua tay áo khét lẹt trên cung đường lên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)
Đường lên đỉnh bàn cờ hẹp và dốc
Đường hẹp và dốc nên du khách cần có tay lái cứng (Nguồn: Internet)
Gương cầu lồi được lặp đặt trên đường lên đỉnh bàn cờ
Gương cầu lồi được lắp đặt vì đường lên Đỉnh Bàn Cờ quanh co, nhiều khúc cua (Nguồn: Internet)
Đường lên đỉnh bàn cờ được thiên nhiên bao phủ
Đường lên Đỉnh Bàn Cờ ngập tràn cây xanh, phía xa là dãy núi Sơn Trà điểm xuyết những áng mây trắng (Nguồn: Internet)
Khu vực Đài Vọng Cảnh
Khu vực Đài Vọng Cảnh, một điểm trung chuyển lên đường lên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)
Cây cối xung quanh đường lên đỉnh bàn cờ
Cây cối xanh mướt làm dịu cái nắng trưa oi ả (Nguồn: Internet)
Đỉnh bàn cờ
Sau khi vượt qua đoạn đường trên, bạn sẽ đến Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)

Ngắm voọc, khỉ rừng Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà là nơi sinh sống của nhiều loài linh trường như voọc chà vá chân nâu, khỉ mặt vàng, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn,… Dọc đường từ chân núi lên Đỉnh Bàn Cờ, du khách sẽ bắt gặp nhiều đàn khỉ ngồi bên vệ đường hoặc trên những cành cây cao.

Nếu gặp khỉ trên đường lên Đỉnh Bàn Cờ Sơn Trà, du khách lưu ý chỉ nên dừng lại chụp ảnh hoặc quan sát, tuyệt đối cần giữ khoảng cách và không cho chúng ăn uống vì có thể ảnh hưởng đến tập tính kiếm ăn tự nhiên của khỉ.

Voọc Chà Vá chân nâu sống trên bán đảo Sơn Trà
Voọc Chà Vá chân nâu sinh sống chủ yếu trên Bán Đảo Sơn Trà (Nguồn: Internet)
Voọc Chà Vá chân nâu
Loài linh trưởng này được mệnh danh là nữ hoàng với cơ thể có 5 màu sắc đặc biệt (Nguồn: Internet)
Voọc Chà Vá chân nâu
Du khách không được cho động vật trên bán đảo ăn để bảo vệ tập tính của chúng (Nguồn: Internet)

Cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh Đà Nẵng từ trên cao

Đỉnh Bàn Cờ, nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, là nơi cao nhất của bán đảo Sơn Trà. Đứng trên Đỉnh Bàn Cờ, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh đô thị Đà Nẵng sầm uất với nhiều tòa cao ốc hiện đại, những bãi cát trắng trải dài, mặt biển xanh biếc, xa xa là dãy núi nhấp nhô đang “giấu mình” giữa trời mây.

Toàn cảnh Đà Nẵng từ đỉnh bàn cờ
Toàn cảnh Đà Nẵng nhìn từ Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)
Thiên nhiên trên đỉnh bàn cờ
Thiên nhiên hiện lên từng lớp vừa kỳ vĩ, vừa nên thơ từ Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)
Núi Sơn Trà và biển Tiên Sa nhìn từ đỉnh bàn cờ
Khung cảnh núi Sơn Trà và biển Tiên Sa nhìn từ Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)
Du khách check in tại đỉnh bàn cờ
Cảnh đẹp khiến du khách háo hức chụp ảnh (Nguồn: Internet)
Phố thị Đà Nẵng về đêm nhìn từ đỉnh bàn cờ
Hình ảnh phố thị Đà Nẵng lấp lánh những ánh đèn vàng từ góc nhìn trên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)

Trải nghiệm bay dù lượn từ “nóc nhà” Đà Nẵng

Cách Đỉnh Bàn Cờ 280m là Sơn Trà Paragliding Take Off Zone, nơi cung cấp dịch vụ bay dù lượn – một trò chơi mạo hiểm đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Tham gia trò chơi, bạn sẽ được bay dù từ Đỉnh Bàn Cờ và hạ cánh tại bãi biển Thọ Quang với sự hỗ trợ của 1 phi công và thiết bị bảo hộ đi kèm. Mỗi lượt bay kéo dài từ 10 – 30 phút tùy theo thể trạng của khách hàng cũng như tình hình thời tiết. Phí bay 1 lần là 2.000.000 VNĐ (đã bao gồm chi phí quay chụp bằng GoPro).

Du khách muốn trải nghiệm bay dù có thể liên hệ fanpage https://www.facebook.com/skyture.paragliding hoặc hotline 0343 139 668 để biết thêm chi tiết. 

Bay dù lượn trên bán đảo Sơn Trà
Bay dù lượn trên bán đảo Sơn Trà khiến du khách vô cùng phấn khích (Nguồn: Internet)
Bay dù từ đỉnh bàn cờ
Du khách sẽ bay từ Đỉnh Bàn Cờ và hạ cánh ở bãi biển Thọ Quang (Nguồn: Internet)
Khung cảnh bên dưới khi nhìn lượn dù
Khung cảnh bên dưới khiến bạn choáng ngợp (Nguồn: Internet)
Du khách lưu giữ khoảnh khắc tại đỉnh bàn cờ
Du khách được trang bị GoPro 360 để ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời (Nguồn: Internet)

Phương tiện đi lên Đỉnh Bàn Cờ

Với đặc điểm của đường lên Đỉnh Bàn Cờ, du khách có thể cân nhắc giữa ba loại phương tiện là xe đạp leo núi, xe máy hoặc xe ô tô. Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của ba loại xe này:

Xe đạp leo núi

Xe đạp leo núi là phương tiện được nhiều du khách yêu thể thao lựa chọn để chính phục đường lên Đỉnh Bàn Cờ.

Ưu điểm

  • Rèn luyện sức khỏe, sức bền.
  • Giảm stress nhờ giải phóng lượng endorphin tự nhiên.
  • Dễ dàng quay chụp cảnh đẹp hai bên đường.

Nhược điểm 

  • Không có các tiệm sửa xe, bảo dưỡng xe ở khu vực xung quanh.
  • Thiếu ánh sáng chỉ đường trong trường hợp mây mù.

Một số lưu ý khi thuê xe:

  • Chọn dáng xe phù hợp với chiều cao và cân nặng. Bạn nên đạp thử 1 vòng trước khi thuê để đánh giá mức độ vừa vặn và thoải mái của xe.
  • Kiểm tra kỹ các bộ phận như bánh xe, phanh, yên, ghi đông… để đảm bảo xe đạp hoạt động tốt và an toàn. Nếu có bất kỳ hỏng hóc nào, bạn nên yêu cầu bên cho thuê đổi xe hoặc bảo dưỡng trước khi làm hợp đồng thuê xe.
  • Hỏi rõ về giá thuê, thời gian thuê và các điều khoản khác của nhà cung cấp dịch vụ. Bạn cũng nên so sánh giá cả và chất lượng của nhiều nơi để chọn được nơi thuê xe đạp uy tín và hợp lý.
  • Mang theo đầy đủ các dụng cụ và trang thiết bị cần thiết khi đi xe đạp leo núi như nón bảo hiểm, găng tay, bình nước, bộ sửa xe… Bạn cũng nên chuẩn bị sức khỏe tốt và có kế hoạch hành trình cụ thể trước khi khởi hành.

Loại hình

Đơn vị & Thông tin liên hệ

Thuê xe đạp leo núi

  • King Nhiên: K32/48 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng – 0236 3274 989
  • Đức Liên: 52 Trần Kế Xương, Hải Châu 2, Hải Châu, Đà Nẵng – 0914 064 595
  • Toàn Thắng Cycles: 161 Trần Hưng Đạo, Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng – (0236) 3 741 494
  • DNGBike: 5 Ỷ Lan Nguyên Phi, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng- 0916 790 059
  • Cloud Tour: 54 Cách Mạng Tháng 8, Cẩm Lệ, Đà Nẵng – 0935 430 234
Đạp xe leo lên đỉnh bàn cờ
Xe đạp leo núi là một phương tiện lên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)

Xe máy

Đối với xe máy, du khách có thể chọn hai hình thức là thuê xe tự lái hoặc đi xe ôm. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng biệt. Cụ thể:

Thuê xe 

Ưu điểm

  • Tự do giờ giấc.
  • Thuận tiện di chuyển, ngắm cảnh, quay chụp.
  • Chi phí hợp lý, khoảng 100k/ ngày.

Nhược điểm 

  • Không thích hợp cho du khách tay lái yếu.
  • Không thích hợp cho du khách không biết chạy xe số hoặc xe tay côn.
  • Xe thuê không quen có thể gặp khó khăn khi lái.
  • Trên đường đến Đỉnh Bàn Cờ không có tiệm sửa xe và trạm xăng.

Một số lưu ý khi thuê xe máy

  • Chọn thuê xe số vì đường lên Đỉnh Bàn Cờ cấm xe ga.
  • Kiểm tra kỹ các bộ phận của xe máy như đèn, phanh, xích, lốp… và lái thử để làm quen với xe cũng như đảm bảo xe không phát ra tiếng động lạ khi di chuyển.
  • Hỏi rõ giá thuê, điều khoản thuê và làm hợp đồng thuê xe.
  • Mang theo đầy đủ các giấy tờ và trang thiết bị cần thiết khi đi xe máy như bằng lái, hộ chiếu, nón bảo hiểm, bình xăng dự phòng…

Đi xe ôm 

Ưu điểm

  • An toàn, nhanh chóng vì tài xế là người địa phương thông thạo địa hình.
  • Dễ dàng ngắm cảnh trên đường di chuyển.

Nhược điểm 

  • Mất nhiều thời gian chờ đợi.
  • Chi phí cao.
  • Không thích hợp đi du lịch theo nhóm đông (trên 5 người).

Một số lưu ý khi thuê xe ôm

  • Chủ động hẹn giờ đón, điểm đón.
  • Hỏi trước giá phí nếu đi xe ôm truyền thống để tránh tình trạng “chặt chém”.

Loại hình

Đơn vị & Thông tin liên hệ

Thuê xe tự lái

  • Phương Anh: 338/48 Hoàng Diệu, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng – 0932 441 388
  • Minh Huy: 183 Trần Xuân Lê, Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng – 0905 858 513
  • Gia Huy: 126/6 Trần Cao Vân, Thanh Khê, Đà Nẵng – 0903 529 586
  • Bình Minh: 36 Tạ Mỹ Duật, Sơn Trà, Đà Nẵng- 0986 862 986

Thuê xe ôm

  • Xe ôm điện AhaFast
  • Grab
  • Be
Đi xe máy lên đỉnh bàn cờ
Không ít người chọn tự lái xe máy, xe mô tô lên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)

Ô tô 

Bên cạnh xe máy, xe ô tô cũng được nhiều người lựa chọn lên bán đảo Sơn Trà và Đỉnh Bàn Cờ. Du khách có thể chọn thuê xe ô tô tự lái hoặc đi taxi tùy theo nhu cầu.

Thuê xe 

Ưu điểm

  • Tự do giờ giấc.
  • An toàn, thích hợp đi theo gia đình, theo nhóm lớn.
  • Cung cấp không gian vận chuyển đồ dùng cắm trại, dã ngoại.

Nhược điểm 

  • Hạn chế tầm nhìn khi muốn ngắm cảnh.
  • Không thích hợp với người say xe.

Một số lưu ý khi thuê ô tô tự lái

  • Chọn công ty cho thuê uy tín, có nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng trước và có chính sách bảo hiểm rõ ràng.
  • Kiểm tra kỹ tình trạng xe trước khi nhận, bao gồm động cơ, hệ thống phanh, lốp, đèn, gương, kính… Nếu có bất kỳ hư hỏng hoặc trầy xước nào, hãy báo ngay cho nhân viên cho thuê và yêu cầu ghi nhận vào hợp đồng.
  • Đọc kỹ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng, bao gồm thời gian thuê, giới hạn số km, phí dịch vụ, phí phạt, chính sách hủy đặt chỗ…
  • Tuân thủ luật giao thông và quy định của công ty cho thuê, không lái xe khi say rượu, không chở quá số người cho phép, không sử dụng xe cho mục đích bất hợp pháp…
  • Trả xe đúng hẹn và báo cáo cho công ty cho thuê nếu có sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng xe.

Đi taxi 

Ưu điểm

  • An toàn, nhanh chóng.
  • Không phải lo lắng về việc nhận – trả xe, làm thủ tục hợp đồng như khi thuê xe.

Nhược điểm 

  • Chi phí cao.
  • Tầm nhìn hạn chế, không thể ngắm cảnh.
  • Không thích hợp cho người bị say xe, tiền đình.

Một số lưu ý khi đi taxi:

  • Chọn các công ty taxi uy tín, có giấy phép kinh doanh và có tem dán trên xe, tránh các xe taxi lậu, không rõ nguồn gốc hoặc có biểu hiện lừa đảo.
  • Xác nhận giá cước trước khi lên xe hoặc yêu cầu tài xế bật đồng hồ tính tiền. Ưu tiên sử dụng các ứng dụng điện thoại để đặt xe và thanh toán trực tuyến, để tránh tranh cãi về giá cước hoặc tiền thừa.

Loại hình

Đơn vị & Thông tin liên hệ

Thuê xe tự lái

  • Hoàng Phú An: 31 Mai Thúc Lân, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng – 0905 774 077
  • Đại Gia Định: 119 Mẹ Nhu, Thanh Khê, Đà Nẵng – 0905 858 513
  • Văn Toàn: 40 Đoàn Khuê, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng – 0903 529 586
  • Phú Mỹ Phát: 495 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng – 0905 627 627
Thuê xe taxi
  • Song Nguyên: 0767 866 869
  • Mai Linh: 0236 3565 656
  • Tiên Sa: 02363 797 978
  • Vinasun: 0236 3686 868
  • Sông Hàn: 0903 596 961
  • GrabCar
Đi ô tô lên đỉnh bàn cờ
Ô tô là phương tiện thích hợp cho gia đình hoặc nhóm nhỏ lên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)

4 lưu ý khi “đổ đèo” lên Đỉnh Bàn Cờ 

Đường lên Đỉnh Bàn Cờ với một số con dốc cao và khúc cua gấp sẽ là “thách thức” đối với những tay lái mới. Do đó, du khách nên chú ý 4 điểm dưới đây để có trải nghiệm “đổ đèo” lên Đỉnh Bàn Cờ an toàn nhất.

Chọn xe số đi tham quan Đỉnh Bàn Cờ 

Khi đi tham quan Đỉnh Bàn Cờ, du khách cần chọn xe số vì quy định của Đà Nẵng đã cấm xe tay ga lưu thông lên đảo Sơn Trà.

Mặt khác, xe số cùng là lựa chọn an toàn cho du khách. Vì đường lên Đỉnh Bàn Cờ là đường dốc cao nên cần có xe máy mạnh để leo dốc và hệ thống phanh an toàn khi xuống dốc, trong khi đó xe tay ga nếu bóp phanh liên tục có thể gây cháy phanh, dẫn đến trục trặc.

Du khách để lại bình luận về đỉnh bàn cờ
Bình luận của anh Khôi Trần – khách du lịch lên Đỉnh Bàn Cờ.” (Nguồn: Internet)
Du khách bình luận về đỉnh bàn cờ
Anh Hoài Vlog chia sẻ: “Chỉ cho xe số chạy lên thôi nha mọi người xe tay ga là không cho lên . Mọi người có lên đây nhớ chú ý tại vì nhiều con dốc đổ cao lắm.” (Nguồn: Internet)

Kiểm tra xe và đổ đầy bình xăng trước chuyến đi

Đường lên Đỉnh Bàn Cờ nằm trong khu lưu trữ sinh quyển, không có cây xăng, xung quanh cũng không có nhà dân và trạm cứu hộ nên bạn cần chú ý đổ xăng đầy bình trước khi đi Ngoài ra, du khách cũng nên trang bị một bộ dụng cụ sửa xe máy để đề phòng hỏng hóc.

Trước khi đi, du khách phải kiểm tra xe, đặc biệt là các bộ phận:

  • Lốp xe: Đi xe đường dài sẽ khiến nhiệt độ lốp tăng lên, dẫn đến nổ. Do đó, du khách cần đảm bảo lốp và xăm không bị mòn cũng như được bơm vừa đủ, không quá căng.
  • Phanh xe: Phanh là bộ phận ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn ngay tức khắc, vị thế du khách cần kiểm tra phanh cẩn thận.
  • Sợi sên: Bạn cần kiểm tra độ chùng của xích xe cũng như tra thêm dầu bôi trơn, giúp xích hoạt động mượt mà hơn.
  • Đèn xe: Vì thời tiết trên đường lên Đỉnh Bàn Cờ có thể có nhiều mây hoặc sương mù nên cần hệ thống chiếu sáng để đảm bảo an toàn cho bạn và xe đối diện.
Đổ xăng trước khi đi lên đỉnh bàn cờ
Trước khi lên Đỉnh Bàn Cờ, du khách cần đổ xăng đầy bình vì trên đường không có cây xăng (Nguồn: Internet)

Mang theo giấy tờ tùy thân để khai báo thông tin

Khi đến trạm gác ở chân núi Sơn Trà, ban quản lý sẽ kiểm tra giấy tờ tùy thân (CCCD – đối với khách nội địa, passport – đối với khách quốc tế). Sau đó, du khách sẽ được phát một tấm thẻ xanh, được xem như giấy lưu hành để lên Đỉnh Bản Cờ.

Lấy thẻ trước khi lên đỉnh bàn cờ
Du khách cần đến trạm canh gác để lấy thẻ trước khi lên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)

Đi chậm, tập trung quan sát 

Đường lên Đỉnh Bàn Cờ có những đoạn khá dốc và nhiều khúc cua gấp, cộng thêm vị trí ở trên cao nên thường xuyên xuất hiện mây mù  ảnh hưởng đến tầm nhìn. Do đó, du khách cần lái xe với tốc độ hợp lý (khoảng 40 – 45km/h) và tập trung quan sát để đảm bảo an toàn. Những đoạn cần giảm tốc độ là ngã 3 gần chân núi, dốc 10%, dốc 14% và con dốc cuối cùng 18% gần bãi giữ xe.

Du khách nói về đỉnh bàn cờ
Du khách chứng thực rằng mây trên đường lên Đỉnh Bàn Cờ có thể che khuất tầm nhìn (Nguồn: Internet)

5 câu hỏi thường gặp về đường lên Đỉnh Bàn Cờ  

Đỉnh Bàn Cờ đóng cửa lúc mấy giờ? 

Theo quy định của ban quản lý bán đảo Sơn Trà, du khách được phép tham quan, dã ngoại trong khung giờ:

  • Từ 7h30 đến 18h30 từ tháng 3 đến hết tháng 9.
  • Từ 7h30 đến 17h30 từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Du khách check in trên đỉnh bàn cờ
Đỉnh Bàn Cờ mở cửa từ 7h30 sáng (Nguồn: Internet)

Đường lên Đỉnh Bàn Cờ có nguy hiểm không?

Đường lên Đỉnh Bàn Cờ nhìn chung khá dễ đi vì đã được trải nhựa, tuy nhiên sẽ có một số khúc cua và đoạn dốc cao cần chú ý. Vì vậy, bạn nên chú tâm quan sát và điều chỉnh tốc độ phù hợp.

Nếu bạn cảm thấy không tự tin và yên tâm với khả năng lái xe, hãy chọn những phương án di chuyển thiết thực hơn:

  • Xe ôm: Ưu điểm của xe ôm là thông thạo địa hình và thuận tiện để ngắm cảnh, quay chụp hai bên đường.
  • Xe taxi: Thích hợp để đi theo nhóm, theo gia đình, an toàn và nhanh chóng.
  • Xe du lịch: An toàn, thuận tiện, chủ động và tiết kiệm thời gian.
Đường lên đỉnh bàn cờ quanh co, nguy hiểm
Đường lên Đỉnh Bàn Cờ quanh co nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Muốn săn mây trên Đỉnh Bàn Cờ thì đi vào thời điểm nào?

Khoảng thời gian thích hợp để săn mây trên Đỉnh Bàn Cờ là khoảng từ tháng 1 – tháng 2. Thời tiết lúc này nhiều mây, khô ráo, mát mẻ, dễ chịu và trong lành nên bạn có thể thoải mái tận hưởng từ không gian đến không khí.

Săn mây trên đỉnh bàn cờ
Tháng 1 là thời điểm thích hợp nhất để săn mây trên Đỉnh Bàn Cờ (Nguồn: Internet)

Không nên tự di chuyển lên Đỉnh Bàn Cờ trong những trường hợp nào?

Du khách không nên di chuyển lên Đỉnh Bàn Cờ nếu:

  • Thời tiết mưa bão, nhiều sương mù.
  • Không có phương tiện phù hợp.
Không nên lên đỉnh bàn cờ vào ngày trời mây mù
Không nên lên Đỉnh Bàn Cờ vào những ngày thời tiết nhiều mây mù (Nguồn: Internet)

Có chỗ gửi xe trên Đỉnh Bàn Cờ không?

Sau khi vượt qua các con dốc trên đường nối từ chân núi đến Đỉnh Bàn Cờ, du khách sẽ thấy một bãi giữ xe tự phát ở phía bên trái.

Để lên Đỉnh Bàn Cờ, du khách có thể chọn cung đường từ cầu Thuận Phước hoặc cung đường từ bờ biển Hoàng Sa. Dù lựa chọn lộ trình nào, du khách đều có thể trải nghiệm những khúc cua “tay áo”, những con dốc cao và thưởng ngoạn cảnh quan dọc hai bên đường lên đỉnh Bàn Cờ

Nếu bạn có thêm thắc mắc về đường lên Đỉnh Bàn Cờ, du lịch Sơn Trà hay du lịch Đà Nẵng, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ với Sun World để được giải đáp nhanh chóng nhất”: 

:
Bình luận

Email của bạn sẽ không hiển thị

Tin tức khác