Quá trình xây dựng cáp treo Ba Na Hills – Kỳ tích vươn tầm thế giới 

Cáp treo Bà Nà bắt đầu xây dựng từ năm 2008, trải qua quá trình xây dựng vô vàn khó khăn bởi địa hình hiểm trở, thiếu thốn thiết bị xây dựng. Bằng sự quyết tâm và kiên trì, sau 400 ngày đánh thức núi rừng Bà Nà, tuyến cáp treo Ba Na Hills đã chính thức vận hành thành công và ghi dấu ấn với 4 kỷ lục Guinness. Chi tiết về lịch sử và quá trình xây dựng cáp treo Bà Nà hãy cùng theo dõi trong nội dung dưới đây. 

Giới thiệu tổng quan về cáp treo Ba Na Hills

Cáp treo Ba Na Hills được Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng với kinh phí gần 300 tỷ – mức đầu tư cáp treo lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Không chỉ gây kinh ngạc về mặt chi phí đầu tư, quá trình xây dựng cáp treo Ba Na Hills còn gây ấn tượng khi có sự tham gia của nhà sản xuất cáp treo, cabin hàng đầu thế giới là DoppelmayrCWA.

Tập đoàn Doppelmayr thành lập từ năm 1893, là đơn vị đứng sau thành công của quá trình xây dựng cột trụ và tuyến cáp treo Bà Nà cùng hàng loạt công trình “di động trên cao” như:

  • Cáp treo đầu tiên trên thế giới tại Bratislava.
  • Mandalay Bay Tram – tuyến cáp treo đầu tiên ở Las Vegas.
  • Tuyến cáp treo 3 giây đầu tiên trên thế giới tại Pháp.
  • Đường cáp treo đô thị đầu tiên tại Anh.
  • Tuyến cáp treo 3 dây nối hai núi Whistler và Blackcomb ở Canada.
  • Thang máy trượt tuyết ở Zürs am Arlberg.
  • Tuyến cáp treo Von Roll.

Bên cạnh đó, công ty CWA là đơn vị đứng sau hệ thống gần 100 cabin an toàn của cáp treo Ba Na Hills. Công ty được thành lập từ năm 1939 và sản xuất hơn 2.000 cabin mỗi năm cho thị trường toàn cầu. Chất lượng cabin đã được chứng minh bằng các công trình an toàn, bền bỉ với thời gian như Titlisbergbahnen ở Engelberg Thụy Sĩ, hay cabin lớn nhất thế giới với sức chứa 230 người/cabin tại Sun World Ha Long Việt Nam.

Công trình tiêu biểu của Doppelmayr và CWA
Các công trình cáp treo tiêu biểu của Doppelmayr và CWA

Cáp treo Ba Na Hills được khởi công xây dựng vào tháng 03/2008 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 25/03/2009.

  • Cấu tạo cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài là 5.771,61m, bao gồm 22 trụ, 94 cabin được thiết kế bao gồm 6 mặt bằng kính cường lực.
  • Cabin nhỏ nhất chứa được 6 – 8 người trong khi cabin lớn nhất có sức chứa lên đến 30 – 35 người.
  • Tốc độ vận hành là 6m/s, mỗi tuyến cáp kéo dài khoảng 15 phút, công suất phục vụ là 6.5000 khách/giờ.

Tính đến thời điểm hiện tại, cáp treo Ba Na Hills có 6 tuyến cáp treo như sau:

  • Ga Hội An – Ga Marseille.
  • Ga Bordeaux- Ga Louvre.
  • Ga Champa – Ga Taiga.
  • Ga Thác Tóc Tiên – Ga L’Indochine.
  • Ga Suối Mơ – Ga Bà Nà.
  • Ga Debay – Ga Mornin.

Những con số ấn tượng kể trên đến từ quá trình xây dựng cáp treo Bà Nà vô cùng khó khăn và nan giải. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về cách xây dựng cáp treo Bà Nà trong phần tiếp theo.

Cách xây dựng cáp treo Bà Nà
Cáp treo đưa du khách đến quần thể du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí Ba Na Hills

>>>Có thể bạn cũng quan tâm: Cáp treo Ba Na Hills đi bao lâu? Di chuyển từ chân núi lên đỉnh có lâu không?

Tường thuật thực tế quá trình xây dựng cáp treo Ba Na Hills

Quá trình xây dựng cáp treo Bà Nà bắt đầu từ sự lo lắng, hoài nghi về một công trình cáp ngang rừng khi công nghệ đo đạc con thô sơ, thiếu thốn. Sau thời gian khảo sát và chuỗi ngày xây dựng gian lao, vất vả, cáp treo Bà Nà đã trở thành một trong những công trình ấn tượng nhất với ngành du lịch Việt Nam. Toàn bộ quá trình xây dựng cáp treo Bà Nà về cơ bản được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn quyết định: Một giờ đồng hồ, trong một ngày tháng 10/2007.
  • Giai đoạn khảo sát, thiết kế: Trong vòng 3 tháng từ tháng 10/2007.
  • Giai đoạn thi công, hoàn thiện: Hơn 1 năm từ tháng 03/2008 đến ngày 25/03/2009.
Cách xây dựng cáp treo Bà Nà
Công trình cáp treo Ba Na Hills chỉ tốn 1 giờ để quyết định xây dựng, 400 ngày khảo sát và thi công

Giai đoạn quyết định – Chỉ trong vòng 1 tiếng

Tháng 10/2007, cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Cáp treo Bà Nà (thuộc khối Sun World của Tập đoàn Sun Group) – Ông Vũ Huy Thắng cùng ban lãnh đạo TP Đà Nẵng có chuyến thăm Bà Nà. Khung cảnh hoang sơ suốt dọc đường Bà Nà khiến ông Thắng mất tự tin và không có ý định đầu tư xây cáp treo ở đó. Tuy nhiên, ban lãnh đạo TP Đà Nẵng đã nói rằng Bà Nà là đứa con gái út của Đà Nẵng và “xin gả” cho Sun Group. Lãnh đạo Tập đoàn Sun Group đã khảng khái chỉ đạo để nhóm khảo sát quyết tâm thực hiện dự án.

Tuy nhiên, đề bài của Sun Group đặt ra khi xây dựng cáp treo lên đỉnh núi Chúa rất nan giải, khi nhóm dự án chỉ có một năm để hoàn thành tuyến cáp và phải đảm bảo không chặt phá rừng. Sau khi nhận đề bài khó từ Sun Group và khảo sát hiện trường thực tế, ông Vũ Huy Thắng dù trong lòng còn nhiều băn khoăn vẫn đưa ra quyết định làm dự án này chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Chính quyết định này đã giúp ông Vũ Huy Thắng cùng đội ngũ thi công trở thành công thần, thi công một công trình cáp treo để đời, góp phần giúp du lịch Đà Nẵng bứt phá.

Ông Vũ Huy Thắng - Cựu giám đốc công ty
Ông Vũ Huy Thắng dù băn khoăn trước địa hình hiểm trở khi nhận quyết định xây dựng cáp treo dẫn đỉnh núi Chúa

Bằng sự táo bạo và một chút “liều”, nhóm dự án đã trao đổi với nhà cung cấp thiết bị đến từ Áo. Đơn vị sản xuất cáp treo Doppelmayr khẳng định cáp treo sau khi hoàn thiện có thể đạt kỷ lục thế giới về chiều dài và chiều cao, tuy nhiên thời hạn một năm là điều bất khả thi. Phía Doppelmayr đưa ra phương án dùng trực thăng để đưa toàn bộ nguyên vật liệu, bê tông, trụ thép tới các vị trí móng trụ. Tuy nhiên, điều kiện đặc thù của Bà Nà không cho phép thực hiện phương án này. Cách xử lý đến thời điểm này vẫn còn bỏ ngỏ và phải chờ đến giai đoạn khảo sát mới có câu trả lời chính thức.

Quang cảnh của rừng Bà Nà ở giai đoạn đề xuất dự án
Quang cảnh của rừng Bà Nà ở giai đoạn đề xuất dự án nhận về nhiều cái “lắc đầu” 

Giai đoạn khảo sát, thiết kế – 3 tháng khởi đầu gian khó

Sau khi kế hoạch đầu tư được thông qua, ngày 03/09/2007, nhóm dự án gồm 10 kỹ sư của CTCP Cáp treo Bà Nà tiến vào rừng, hướng lên đỉnh núi Chúa để thực hiện khảo sát địa hình, thiết kế tuyến cáp, đo đạc và khoan khảo sát trong vòng 3 tháng. Các chuyên gia về cáp treo của Doppelmayr cũng đã có chuyến bay từ Áo đến Đà Nẵng để tìm hiểu về hiện trường trước khi bắt tay sản xuất trang thiết bị, linh kiện.

Trong đợt khảo sát này, nhóm phải đảm bảo định các cột mốc của tuyến cáp treo chính xác tuyệt đối vì các chuyên gia Doppelmayr chỉ cho phép sai số chưa đầy 1cm.

Đoàn khảo sát rừng Bà Nà
Ngày 03/09/2007, đoàn khảo sát gồm 10 người bắt đầu nhiệm vụ đo đạc, định vị các hố móng trong rừng Bà Nà

Trong ba tháng làm việc, nhóm khảo sát đã phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm ở chốn rừng thiêng nước độc, thậm chí là lũ quét bởi thời điểm đó đang là mùa mưa. Ông Thắng kể lại: “Tôi nhớ có lần đi khảo sát, buổi tối anh em hay mắc võng ở gần suối, ở suối có tảng đá rất to, anh em mắc võng ở đấy. Chúng tôi đi cùng người dẫn đường địa phương, anh ta rất am hiểu Bà Nà. Đang đêm, anh em đang ngủ, anh ta hô: “Chạy, lũ về!”. Sáng hôm sau, quay lại, không còn thấy bát đũa chăn màn…”

Trong đoàn khảo sát có “cựu binh” Trần Tịnh, người đã chứng kiến toàn bộ những chướng ngại vật khổng lồ trên đường kéo cáp treo lên đỉnh Bà Nà. Nhắc về quá khứ đầy khó khăn nhưng không kém phần huy hoàng đó, ông Tịnh chia sẻ: “Khi ấy, tôi vừa làm xong tuyến cáp vượt biển tại Nha Trang nên khi vào Đà Nẵng thì rất háo hức. Thế nhưng, ngay khi vừa chạm vào cửa Bà Nà thì nỗi sợ hãi lại ấp tới. Nhìn rừng cứ u u minh minh, tôi đã bảo với mọi người thôi, tôi không làm đâu, ra đây khổ quá, rừng rú quá.” 

Ông Trần Tịnh thực hiện dự án Bà Nà
Ông Trần Tịnh vẫn còn nhớ như in cảm giác sợ hãi khi lần đầu tới Bà Nà

Để định tuyến cho 22 cột trụ xương sống của tuyến cáp treo số 1, đội khảo sát bắt buộc phải cắt ngang rừng để tìm lối đi, vượt qua một cánh rừng nguyên sinh dây leo chằng chịt ở trên cao, phía dưới là những cây dứa dại chắn hết lối đi, xung quanh gió đông lùa đến lạnh thấu xương. Nhóm khảo sát vừa đi, vừa dùng dao rựa và cuốc tạo đường, trên tay chằng chịt những vết sẹo do cây xanh cứa vào.

Khó khăn chồng chất khó khăn khi đội khảo sát tiến lên núi vào mùa mưa, đất rừng nhão và trơn khiến bước chân trở nên nặng nề, không chỉ vậy, đá phong thạch mồ côi lở ra, lăn lông lốc xuống phía dưới cùng những mép đá dựng đứng với độ dốc lên tới 30%. Lúc này, nhóm khảo sát chỉ biết khoét vào đá núi để leo lên, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, sương núi và mưa rừng.

Một thành viên khác của đoàn khảo sát là ông Hoàng Văn Thiệu – Phó Giám đốc CTCP dịch vụ Cáp treo Bà Nà cho biết: Ngày 3/9/2007, cả nhóm bắt đầu hành trình với một chuyến xe tải chở theo 2 dàn máy tính, 2 chiếc xe máy, vài bộ bàn ghế và 30 triệu đồng. Ông hồi tưởng mỗi ngày họ bắt đầu buổi sáng như một người lính, cấp phát lương thực cho từng người vào tuyến. Mỗi “người lính” lên rừng với một ba lô có nước, lương khô, mì tôm, thuốc trị rắn cắn và thuốc Đép trị vắt. Có thể thấy, tuy đang phải làm nhiệm vụ tốn sức lực nhưng dinh dưỡng của nhóm khảo sát rất thiếu thốn. 

Ông Thiệu bồi hồi kể lại
Ông Thiệu kể rằng mỗi ngày của nhóm khảo sát bắt đầu như một người lính 

Di chuyển khó khăn, ăn uống kham khổ vẫn chưa đủ, giấc ngủ của nhóm khảo sát cũng không khá khẩm hơn là mấy. Nhóm khảo sát phải mắc võng chuyên dụng để ngủ, đêm đến tiếng vượn hú, tiếng côn trùng, tiếng gió rít cùng nỗi sợ rắn lục đã khiến những người đàn ông trai tráng ớn lạnh, không thể ngủ.

Không chỉ gặp nhiều gian khổ trong quá trình di chuyển, đo đạc, nhóm khảo sát còn phải giải bài toán chỉ được sai số 1cm của đường định tuyến cáp treo do các kỹ sư Doppelmayr đưa ra. Cựu kỹ sư trắc đạc Trịnh Văn Hà chia sẻ: “Với điều kiện địa hình dốc ngang, dốc dọc lớn, rừng cây lại rậm rạp, cộng với cơ sở vật chất những năm 2007 tại Việt Nam, yêu cầu của các chuyên gia nước ngoài gần như bất khả thi”.

Ở thời điểm đó, chỉ có 3 máy GPS của Quân khu V mới có thể hỗ trợ định tuyến với sai số cho phép. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất lúc này vẫn là cậy nhờ vào sức người kết hợp với việc đo đạc, tính toán trên bình đồ. Nhóm khảo sát được chia làm hai mũi, mũi 1 đo từ chân núi, mũi 2 đo từ đỉnh núi, tuy nhiên, khi hai bên gặp nhau, con số chênh lệch lên đến 50m. Giải pháp tiếp theo là kết hợp các phương pháp đo phổ thông và dùng định vị vệ tinh. Hành trình đo đạc tiếp tục được thực hiện cho đến đầu năm 2008, việc định tuyến xương sống cho tuyến cáp treo số 1 đã chính thức hoàn thành. 

Đoàn khảo sát miệt mài làm nhiệm vụ
Đoàn khảo sát miệt mài làm nhiệm vụ giữa rừng núi hoang vu, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Sương mù nhìn từ cabin cáp treo
Sương mù phủ trên cánh rừng nhìn từ cabin cáp treo vô cùng nên thơ nhưng là nỗi ám ảnh  đối với những người đặt nền móng cho cáp treo Bà Nà khi đó

Giai đoạn thi công, hoàn thiện – 1 năm gian khổ nhưng đầy cảm xúc

Sau thời gian 3 tháng, đội khảo sát đã hiểu về địa hình, khí hậu của núi Bà Nà. Tuy nhiên thời tiết ở thời điểm xây dựng là vào mùa mưa, sương mù và gió lạnh khiến nhóm thi công không thể xác định được phương hướng để xây dựng. 22 điểm đổ móng đều nằm sâu trong rừng rậm nên tất cả các phương tiện vận chuyển đều không thể sử dụng. Phương án khả thi nhất khi đó là cõng cát, đá, xi măng, máy khoan men lên đường núi để đến điểm tập kết.

Ông Trần Văn Minh, một thành viên trong đoàn xây dựng kể lại: “Lắm lúc, vác sỏi đá, máy móc đến chai cứng cả hai vai, mồ hôi lúc nào cũng đầm đìa như tắm. Chúng tôi còn thuê cả đồng bào S’tiêng làm cùng vì chỉ có họ mới quen rừng, quen núi.” 

Không chỉ có ông Minh ám ảnh những ngày tháng mang vác nặng nhọc, kỹ sư Phạm Khắc Hằng cũng chia sẻ: “Để đem máy đi, chúng tôi phải tháo rời từng cấu kiện rồi vác bộ. Từ cột trụ này sang cột trụ khác mất tới 3,4 ngày di chuyển. Bà Nà khi đó lại đang đúng mùa mưa. Vừa đi, vừa trượt ngã, lăn lê với bùn sình.”

Nguyên vật liệu do nhóm thi công tự mang lên núi
Ban đầu, nguyên vật liệu phục vụ cho việc đổ móng trụ đều do nhóm thi công tự mang vác lên núi

Chỉ với sức người thì máy móc cồng kềnh không thể đưa vào tới các hố trụ và những người thợ đều phải dùng tay không để đào móng, san gạt bằng những công cụ thô sơ nhất là cuốc và xẻng. Theo ông Nguyễn Hữu Tấn – nhân viên kỹ thuật tuyến cáp treo số 1: Mỗi hố móng sâu gần 10m, chiều ngang và chiều dọc 15m. Mỗi khi đào hơn 1m, họ lại bắt gặp những gốc cây khổng lồ to bằng 10 người ôm và cứng đủ làm cong lưỡi xẻng, hoặc những tảng đá mồ côi to lớn và cứng đến mức máy khoan cũng không thể làm gì được, nằm chìm nổi trong lòng đất. 

Bên cạnh những thách thức về địa hình, thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Mưa lớn không chỉ táp ồ ạt vào mặt khiến những người thợ đau rát, không thể mở mắt mà còn kéo theo những mỏm đá lăn lông lốc về phía các lán trại, gây nguy hiểm cho họ. Thời tiết khắc nghiệt cũng cản trở cung ứng lương thực, đội ngũ xây dựng chỉ còn cách tự mò cua, bắt cá để sinh tồn.

Hàng loạt khó khăn bủa vây khiến đoàn xây dựng phải tìm ra một phương án khác khả thi hơn để kịp tiến độ, đó chính là tự tạo đường cáp công vụ do không thể sử dụng trực thăng và chặt phá cây xanh để mở đường. Để tiết kiệm chi phí, thay vì dựng cột đỡ như đề nghị của các chuyên gia đến từ Áo, đội xây dựng đã cố định từng đoạn cáp tải lên các thân cây rừng, sau đó dùng pa lăng và máy tời điện để chuyển các nguyên vật liệu đến hố móng. Sáng kiến này khiến đối tác đến từ Áo kinh ngạc đến mức thốt lên “không thể tin được!” và được ứng dụng vào nhiều công trình có đặc điểm địa hình tương tự.

Phương án đường công vụ ưu việt hơn so với phương án mang vác trước đó nhưng cũng đòi hỏi lượng lớn sức người để kéo những bó dây cáp có trọng lượng lên đến 1 tấn xuyên qua rừng núi. Thời gian đầu, trung bình 3 tháng đội ngũ thi công kéo được một chặng cáp. Sau đó, nhờ có sự cộng tác của 2 nhà thầu khác, tiến độ đã được đẩy nhanh hơn. Tháng 6/2008, tuyến cáp công vụ hoàn toàn bằng sức người đã chính thức được vận hành trên toàn tuyến đường đặt trụ cáp treo. Nhờ vậy, các máy móc cỡ lớn và hàng nghìn tấn nguyên vật liệu đã được vận chuyển nhanh chóng vào các chân móng, đẩy nhanh quá trình xây dựng cáp treo Ba Na Hills.

Những bó dây cáp được đưa đến điểm tập kết
Sau khi có đường công vụ, những bó dây cáp nặng đến 1 tấn được đưa đến điểm tập kết 
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng cáp treo Bà Nà
Những người thợ chăm chỉ để đẩy nhanh tiến độ thi công cáp treo Bà Nà 

Chung quy sau hơn 400 ngày khảo sát và thi công, với vô vàn khó khăn trong nhiệm vụ hoàn thành tuyến cáp treo cũng như gìn giữ hệ sinh thái rừng, cuối cùng người dân Đà Nẵng và nhóm thi công đã có quyền tự hào về một trong những công trình cáp treo vượt núi vĩ đại nhất trong lịch sử du lịch Việt Nam.

Ngày 25/03/2009, hệ thống cáp treo Bà Nà – Suối Mơ chính thức được vận hành, đưa du khách đến với Ba Na Hills. Người dân Đà Nẵng vô cùng vui mừng với công trình kỷ lục này bởi họ biết cáp treo dài gần 6000m này sẽ giúp du lịch khởi sắc, cải thiện kinh tế của người dân địa phương, bộ mặt thành phố cũng như tầm vóc của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Bằng chứng là cáp treo Bà Nà đã thiết lập đến 4 kỷ lục Guiness thế giới và góp phần lớn trong sự phát triển của du lịch Đà Nẵng.

Cáp treo Bà Nà hoàn thiện dài gần 6000m
Cáp treo Bà Nà dài gần 6000m được hoàn thiện trong sự vỡ òa, hãnh diện của đội ngũ thi công và người dân Đà Nẵng
Cáp treo trên núi rừng Bà Nà
Cáp treo được giăng lên giữa núi rừng Bà Nà sau hơn 400 ngày lao động không mệt mỏi của nhóm thi công

Kỷ lục “công phá” bởi cáp treo Ba Na Hills

Sau khi được xây dựng và đưa vào vận hành, ngày 29/3/2013, cáp treo Ba Na Hills liên tiếp đạt 4 kỷ lục Guiness thế giới. Đây cũng là tuyến cáp treo duy nhất xác lập cùng lúc 4 kỷ lục Guiness trên toàn cầu:

  • Cáp treo một dây dài nhất thế giới với chiều dài 5.771,61m.
  • Tuyến cáp treo có độ chênh giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới 1.368,93m.
  • Chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất thế giới 11.587m.
  • Cuộn cáp nặng nhất thế giới 141,24 tấn.

Ngày 28/11/2019, Sun World Ba Na Hills đã được vinh danh với giải thưởng “Hệ thống cáp treo hàng đầu thế giới” trong lễ trao giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards. Đây thật sự là một thành tích đáng tự hào bởi cáp treo Ba Na Hills đã vượt qua các ứng cử viên ngoạn mục không kém như cáp treo BondinhoPao de Acuca (Brazil), cáp treo Mi Teleferico (La Paz, Bolivia); cáp treo Peak 2 Peak (Canada); cáp treo Skyline Queestown (New Zealand)…

Cáp treo bà Nà đạt 4 kỷ lục Guiness
Cáp treo Ba Na Hills là cáp treo duy nhất cùng lúc đạt 4 kỷ lục Guiness thế giới

Bên cạnh những kỷ lục và giải thưởng biểu trưng cho sự công nhận từ quốc tế, cáp treo Ba Na Hills còn trở thành một nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch của Thành phố Đà Nẵng. Trong một thập kỷ từ năm 2009, số du khách đến Đà Nẵng tăng trưởng tới 463%, trong đó du khách đến Ba Na Hills tăng hơn 160 lần (Từ 2.079.758 lên đến 13.300.000 lượt khách) và doanh thu du lịch của Đà Nẵng đã tăng gấp 15 lần trong vòng từ 2009 – 2018. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách đến với Ba Na Hills là 3.134.897 khách, chiếm 49% tổng lượt khách đến với Đà Nẵng.

Các lãnh đạo khẳng định sự phát triển vượt bậc của du lịch Đà Nẵng là nhờ cải thiện, nâng cấp và làm mới cơ sở hạ tầng, trong đó nổi bật là cáp treo Ba Na Hills. Bên cạnh Cầu Vàng, công trình này thật sự là niềm tự hào to lớn của người dân Đà Nẵng cũng như chủ đầu tư Sun World.

Cáp treo Bà Nà giúp tăng trưởng du lịch Đà Nẵng
Những chiếc cabin giúp lượng du khách đến Ba Ha Hills  tăng gấp 160 lần năm 2018

>>>Có thể bạn cũng quan tâm: Lên Bà Nà không đi cáp treo có được không?

Có thể thấy, cách xây dựng cáp treo Bà Nà thể hiện tinh thần vượt khó và ý chí mạnh mẽ của đội ngũ đứng sau công trình Ba Na Hills. Với ước mơ đánh thức tiềm năng du lịch Đà Nẵng, Sun World đã hết mình đầu tư về mặt vật chất trong khi đội ngũ khảo sát, xây dựng đánh đổi thời gian, sức khỏe để bám trụ trên núi Bà Nà suốt 400 ngày, đến khi công trình kỳ tích cáp treo Ba Na Hills hoàn thiện. Nhờ cáp treo, du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch Ba Na Hills nói riêng đã có những bước khởi sắc đáng kinh ngạc. 

Ngồi trên cáp treo Ba Na Hills, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng rừng cây bạt ngàn dẫn lên núi ở bên dưới cáp treo, toàn cảnh núi non trùng điệp và vẻ đẹp “tiên cảnh” trên đỉnh núi Bà Nà cao 1487 m so với mực nước biển. Du khách có nhu cầu tham quan Bà Nà bằng cáp treo vui lòng tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại:

:
Bình luận

Email của bạn sẽ không hiển thị

Tin tức khác